LỢI ÍCH CỦA LUẬT SƯ NHƯ THẾ NÀO KHI THAM GIA HỖ TRỢ PHÁP LÝ TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN?
Hiện nay, việc kinh doanh bất động sản đang là một hình thức kinh doanh phổ biến và mang lại lợi nhuận cao một cách rất nhanh chóng. Tuy nhiên hình thức giao dịch mua bán này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cá nhân, doanh nghiệp (các bên tham gia giao dịch). Chính vì thế các cá nhân doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động mua bán này thì cần phải tìm hiểu và nắm rõ những quy định của pháp luật để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Phần lớn các cá nhân và chủ doanh nghiệp đều không có nhiều hiểu biết cặn kẽ về pháp luật kinh doanh bất động sản. Vì vậy, để đảm bảo tránh được những vấn đề này thì vai trò của luật sư khi tham gia hỗ trợ pháp lý trong giao dịch mua bán bất động sản là rất cần thiết.
- Luật sư và vai trò của luật sư
Khái niệm luật sư: Tại Việt Nam, Luật Luật sư được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2006, trong đó Điều 2 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức…”. Hành nghề luật sư là việc luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và làm các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Vai trò của luật sư: Căn cứ theo Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật Luật sư năm 2015 có quy định như sau: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong giao dịch mua bán bất động sản
Mô hình kinh doanh bất động sản ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng, kéo theo đó là những vấn đề rủi ro đi kèm với hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, với sự đóng góp ý kiến chuyên sâu về pháp luật của Luật sư thì các cá nhân và Doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy dưới đây là những rủi ro nhà đầu tư cần tránh trong quá trình kinh doanh bất động sản của mình.
Thứ nhất, Rủi ro khi không lựa chọn đúng loại hình kinh doanh doanh nghiệp bất động sản. Việc chọn đúng loại hình kinh doanh bất động sản sẽ giúp hạn chế những rủi ro khi thành lập công ty. Khi chọn đúng loại hình kinh doanh, sẽ giúp hạn chế được những rủi ro sau đây:
+ Hạn chế được việc chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân thành lập công ty.
+ Hạn chế được việc tranh chấp về quyền điều hành, chồng chéo về trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hạn chế được rủi ro về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận.
Thứ hai, Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao hay quá thấp
Đối với các cá nhân đã có kinh nghiệm trong việc mở công ty, doanh nghiệp việc đăng ký số vốn điều lệ phù hợp với dự định kinh doanh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Thứ ba, Rủi ro trong việc không chấp hành đúng quy định pháp luật về thuế
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trách nhiệm pháp lý của công ty đã được thành lập. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Việc nắm rõ các loại tờ khai cần nộp, thời hạn nộp tờ khai, tiền thuế là điều bắt buộc. Nếu chủ doanh nghiệp không nắm rõ, hãy thuê kế toán toàn thời gian hoặc dịch vụ kế toán để thực hiện các công việc này. Hiện tại, mức phạt chậm nộp tờ khai, tiền thuế là rất cao, có thể lên đến 25 triệu đồng.
Thứ tư, Rủi ro về kế toán (khi doanh nghiệp đi vào hoạt động)
Ngoài các vấn đề trên, rủi ro khi thành lập doanh nghiệp còn có thể kể đến một số các rủi ro, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp như:
+ Rủi ro khi không chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các công ty kinh doanh thực phẩm, nhà hàng.
+ Rủi ro khi không chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy
+ Rủi ro về vi phạm độc quyền thương hiệu hoặc bị mất thương hiệu do không đăng ký bảo hộ.
Giao dịch mua bán bất động sản là giao dịch phổ biến và được thực hiện nhiều trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, không phải thường gặp mà loại giao dịch này có ít rủi ro rình rập, thậm chí càng thường thấy thì lại càng phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Nếu không am hiểu tường tận pháp luật thì một người bình thường có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc cho việc hoàn tất thủ tục pháp lý nhà đất, song chưa chắc kết quả đã được như mong muốn. Mặt khác, các rủi ro pháp lý phát sinh từ các giao dịch về nhà đất có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào. Người thực hiện giao dịch càng ít kinh nghiệm thì khả năng giải quyết vấn đề lại càng thấp. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm luật sư để hỗ trợ cho mình những vấn đề pháp lý, tránh mất quyền lợi một cách đáng tiếc.
- Lợi ích khi được luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý trong giao dịch mua bán bất động sản
Trong các dịch vụ pháp lý được liệt kê tại khoản 1 Điều 30 Luật Luật sư đều phải được luật sư thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Kiến thức chuyên môn: Luật sư tư vấn bất động sản có kiến thức sâu về quy định pháp luật và quy trình liên quan đến bất động sản. Khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn về thủ tục mua bán bất động sản đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo rằng Quý khách hàng tuân thủ đúng quy định pháp luật và tránh rủi ro pháp lý
- Tư vấn pháp lý: Luật sư tư vấn bất động sản có thể cung cấp cho Quý khách hàng tư vấn pháp lý chính xác và đáng tin cậy về các vấn đề liên quan đến bất động sản. Họ có thể giúp Quý khách hàng hiểu rõ về quy trình mua bán, cho thuê, chuyển nhượng bất động sản, soạn thảo và xem xét hợp đồng, và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Bao gồm:
+ Xem giấy chứng nhận từ bên có đất: phân định giấy tờ, sổ đỏ là giả hay thật; xác định bên có đất có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu đất hay không; so sánh diện tích trên giấy tờ và thực địa (nếu sai số không đáng kể thì có thể chấp nhận được, trường hợp có sự khác biệt lớn thì yêu cầu bên có đất trình lý do, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Tùy từng trường hợp cụ thể mà giao dịch có thể tiếp tục thực hiện hoặc dừng lại); xem thời hạn đất có còn hạn hay không
+ Kiểm tra đất có quy hoạch, tranh chấp. Có thể thực hiện bằng những cách sau: Xem trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã; Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện; Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để thêm thông tin; xem thông tin ở Văn phòng đăng ký đất đai (bằng các hình thức như vào cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS; Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản (hợp đồng)
+ Kiểm tra bên chuyển nhượng có nhận đặt cọc hay ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật sư có thể đến cơ quan công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) trên địa bàn để nhờ tra cứu thông tin thửa đất đã có giao dịch đặt cọc hay ủy quyền hay không
- Kiến thức pháp luật: Khách hàng sẽ thường xuyên được luật sư cập nhật những quy định pháp luật mới, những văn bản, nghị định, thông tư có liên quan đến loại hình bất động sản mà khách hàng có nhu cầu mua bán
- Giải quyết tranh chấp: Luật sư sẽ đại diện khách hàng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan tới bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, trong quá trình đàm phán hoặc tham gia vào các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
- Tư vấn đầu tư: Luật sư sẽ tư vấn chi tiết về loại hình cho thuê, thuê mua, mua bán cho khách hàng để tránh những rủi ro mà khách hàng gặp phải khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán bất động sản. Giúp khách hàng đánh giá tiềm năng và lợi ích của các dự án bất động sản và đưa ra những quyết định đầu tư thông minh.
- Bảo vệ quyền lợi: Luật sư là người làm chứng trong các hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất. Theo Luật Công chứng 2014, để được công chứng giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì việc công chứng phải có người làm chứng. Theo yêu cầu của khách hàng, luật sư có thể thực hiện công việc làm chứng đối với giao dịch này nếu không vi phạm quy định pháp luật.
- Mang bản chất là giao dịch dân sự, nên nội dung trong hợp đồng mua bán bất động sản do các bên thỏa thuận xây dựng, việc này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu nhất định về bản chất giao dịch, đối tượng giao dịch và dự liệu được những vấn đề ngoài ý muốn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì hợp đồng này mới có tính hiệu quả cao. Song, trên thực tế, các hợp đồng về giao dịch nhà đất đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: chủ thể ký kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng, tính pháp lý của giấy tờ nhà đất, phương thức thanh toán,… do đó, sự có mặt của luật sư là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình ký kết, sự có mặt của luật sư cũng đảm bảo sự “yên tâm” cho khách hàng